đôi nét lịch sử hình thành
Vị trí địa lý cụ thể như sau:
Phía Tây giáp kênh Bắc, đoạn Phong Lạc - Bất Căng thuộc xã Nam Giang ngày nay
Phía Đông giáp xã Thiệu Toán thuộc huyện Thiệu Hóa
Phía
Phía Bắc giáp với làng Tam Lư nay thuộc xã Xuân Khánh
Về địa giới hành chính: xã Xuân Phong được chia thành 3 làng: Làng Đại Lữ, làng Mạnh Chư và làng Dừa.
Trong đó làng Mạnh Chư trước kia được tách thành 2 làng: Mạnh Chư Hạ và Mạnh Chư Thượng. Người có công gây dựng nên làng là ông Quận - Phái. Xét thấy đất đai màu mỡ, nước nôi sinh hoạt tiện lợi nên ông đã đến đây lập ấp làm ruộng sinh sống.
Làng Dừa thời xa xưa do ông Lê Công Đỉnh thấy vùng đất dệp, thuận lợi cho việc sản xuất nên bèn ở lại sinh cơ lập nghiệp. Thời thời gian và từng mốc lịch sử,làng Dừa có nhiều tên gọi khác nhau: Lúc đầu có tên là Đông Lân, sau đổi tên thành Đông Lý, Đông Chờ ( Dân địa phương thường hay gọi là Đông Trừ). Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn chia nước thành 19 tỉnh và chia lại một số Châu, Phủ, Huyện. Làng Đồng Trừ đổi thành làng Dừa (âm hán "Trừ" có nghĩa là Dừa) và tên làng được giữ nguyên đến ngày nay.
Xã Xuân Phong có sông Dừa nằm giữa chia cắt một bên là làng Đại Lữ, một bên là làng Mạnh Chư và làng Dừa. Dòng sông gắn bó với con người từ thuở ấu thơ đến khi đầu bạc răng long.
Từ khi có Đảng ra đời, vốn là một làng quê có truyền thống yêu nước nên đã có nhiều người sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936 ông Nguyễn Mậu Sung cùng ông Lại Sợi (Thọ Vực) và ông Tộ về vận động tổ chức tương tế ái hữu giao cho ông Lê Đức Lãng tổ chức hội. Mục đích của hội là đoàn kết nhân dân chống áp bức bóc lột, chống thu lạm bổ, chống sưu cao thuế nặng, chống mê tín dị đoan, góp quỹ giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
Ngày 25/8/1945 một đoàn người đủ các thành phần, nam phu lão ấu, thắt lưng đai đeo kiếm, tay cầm gậy gộc, giáo mác mang theo chiêng trống, băng cờ đi từ Sơn Kỳ tới đình làng Mạnh Chư vừa đi vừa hô khẩu hiệu: "đánh đuổi NHật thành lập chính quyền nhân dân cách mạng". Dân làng từ các ngõ lũ lượt kéo ra được mời cùng hòa nhập với đoàn biểu tình. Sân đình làng Mạnh CHư được chứng kiến buổi đầu của cách mạng tháng 8 thành công.
Cán bộ Việt Minh lên diễn thuyết tuyên truyền cách mạng kêu gọi nhân dân nổi dậy đi theo cách mạng. Đồng thời bắt bọn hương hào, lý dịch đem sổ sách đồng triệu giao nộp cho chính quyền cách mạng.
Ngày 27/8/1945 tổ chức đội từ vệ thôn do ông Lý điền làm đốc chiến, ông Lê Đức Lãng làm chủ tịch lâm thời, sau đó chuyển làm Chủ tịch UBKC hành chính xã. Lúc này chi bộ Đảng được thành lập do ông Bùi Xuân Du là chi ủy viên (cả xã có 1 tổ chức Đảng gồm 7 đảng viên).
Suốt chiều dài của 2 cuộc kháng chiến những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường bảo vệ tổ quốc. Cả xã có 95 liệt sỹ, 98 thương bệnh binh. 9 bà mẹ Việt
Hiện tại Xuân Phong có 12 chi bộ Đảng, trong đó 9 chi bộ Đảng nông thôn và 3 chi bộ nhà trường với gần 301 đảng viên. Địa giới hành chính xã được chia thành 3 làng 9 thôn.
Diện tích tự nhiên: 489,07ha
Đất nông nghiệp: 343,22 ha chiếm 70,18%.
Dân số: 1125 hộ; 4336 nhân khẩu
đôi nét lịch sử hình thành
Vị trí địa lý cụ thể như sau:
Phía Tây giáp kênh Bắc, đoạn Phong Lạc - Bất Căng thuộc xã Nam Giang ngày nay
Phía Đông giáp xã Thiệu Toán thuộc huyện Thiệu Hóa
Phía
Phía Bắc giáp với làng Tam Lư nay thuộc xã Xuân Khánh
Về địa giới hành chính: xã Xuân Phong được chia thành 3 làng: Làng Đại Lữ, làng Mạnh Chư và làng Dừa.
Trong đó làng Mạnh Chư trước kia được tách thành 2 làng: Mạnh Chư Hạ và Mạnh Chư Thượng. Người có công gây dựng nên làng là ông Quận - Phái. Xét thấy đất đai màu mỡ, nước nôi sinh hoạt tiện lợi nên ông đã đến đây lập ấp làm ruộng sinh sống.
Làng Dừa thời xa xưa do ông Lê Công Đỉnh thấy vùng đất dệp, thuận lợi cho việc sản xuất nên bèn ở lại sinh cơ lập nghiệp. Thời thời gian và từng mốc lịch sử,làng Dừa có nhiều tên gọi khác nhau: Lúc đầu có tên là Đông Lân, sau đổi tên thành Đông Lý, Đông Chờ ( Dân địa phương thường hay gọi là Đông Trừ). Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn chia nước thành 19 tỉnh và chia lại một số Châu, Phủ, Huyện. Làng Đồng Trừ đổi thành làng Dừa (âm hán "Trừ" có nghĩa là Dừa) và tên làng được giữ nguyên đến ngày nay.
Xã Xuân Phong có sông Dừa nằm giữa chia cắt một bên là làng Đại Lữ, một bên là làng Mạnh Chư và làng Dừa. Dòng sông gắn bó với con người từ thuở ấu thơ đến khi đầu bạc răng long.
Từ khi có Đảng ra đời, vốn là một làng quê có truyền thống yêu nước nên đã có nhiều người sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936 ông Nguyễn Mậu Sung cùng ông Lại Sợi (Thọ Vực) và ông Tộ về vận động tổ chức tương tế ái hữu giao cho ông Lê Đức Lãng tổ chức hội. Mục đích của hội là đoàn kết nhân dân chống áp bức bóc lột, chống thu lạm bổ, chống sưu cao thuế nặng, chống mê tín dị đoan, góp quỹ giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
Ngày 25/8/1945 một đoàn người đủ các thành phần, nam phu lão ấu, thắt lưng đai đeo kiếm, tay cầm gậy gộc, giáo mác mang theo chiêng trống, băng cờ đi từ Sơn Kỳ tới đình làng Mạnh Chư vừa đi vừa hô khẩu hiệu: "đánh đuổi NHật thành lập chính quyền nhân dân cách mạng". Dân làng từ các ngõ lũ lượt kéo ra được mời cùng hòa nhập với đoàn biểu tình. Sân đình làng Mạnh CHư được chứng kiến buổi đầu của cách mạng tháng 8 thành công.
Cán bộ Việt Minh lên diễn thuyết tuyên truyền cách mạng kêu gọi nhân dân nổi dậy đi theo cách mạng. Đồng thời bắt bọn hương hào, lý dịch đem sổ sách đồng triệu giao nộp cho chính quyền cách mạng.
Ngày 27/8/1945 tổ chức đội từ vệ thôn do ông Lý điền làm đốc chiến, ông Lê Đức Lãng làm chủ tịch lâm thời, sau đó chuyển làm Chủ tịch UBKC hành chính xã. Lúc này chi bộ Đảng được thành lập do ông Bùi Xuân Du là chi ủy viên (cả xã có 1 tổ chức Đảng gồm 7 đảng viên).
Suốt chiều dài của 2 cuộc kháng chiến những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường bảo vệ tổ quốc. Cả xã có 95 liệt sỹ, 98 thương bệnh binh. 9 bà mẹ Việt
Hiện tại Xuân Phong có 12 chi bộ Đảng, trong đó 9 chi bộ Đảng nông thôn và 3 chi bộ nhà trường với gần 301 đảng viên. Địa giới hành chính xã được chia thành 3 làng 9 thôn.
Diện tích tự nhiên: 489,07ha
Đất nông nghiệp: 343,22 ha chiếm 70,18%.
Dân số: 1125 hộ; 4336 nhân khẩu
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373561568
Email: ledungxp1983@gmail.com