Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
174981

Về việc lấy ý kiến nhân dân sáp nhập xã

Ngày 21/04/2025 09:37:11

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính

cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân

(thành lập xã Thọ Long)

 
 

 


Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, với tinh thần khẩn trương “vừa chạy vừa xếp hàng”, để công tác này được thực hiện thống nhất, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo, tiến độ của Trung ương, của tỉnh và nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trên địa bàn, đề nghị các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương, trách nhiệm, nắm vững một số nội dung chủ yếu sau:

1. Về chủ trương và các quy định có liên quan việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

- Để thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tại Hội nghị lần thứ 11, ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII có Nghị quyết số 60-NQ/TW. Trước đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp;

- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025; Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 về việc ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Công điện số 17-CĐ/TU ngày 17/4/2025 về nguyên tắc rà soát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 2188-CV/TU ngày 19/4/2025 về việc lãnh đạo, chỉ đạo đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau xếp. Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 140/UBND-THĐT ngày 14/4/2025 về việc dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã mới thuộc tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 16/4/2025 về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 5316/UBND-THĐT ngày 20/4/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa; Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 18/4/2025 để tổ chức thực hiện.

2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sắp xếp đơn vị hành chính

Hiện nay số lượng đơn vị hành chính nhiều, quy mô đơn vị hành chính nhỏ, gây khó khăn, phân tán nguồn lực đầu tư phát triển; tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương lớn, ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc tăng. Vì vậy, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là cần thiết, góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị. Sau khi sắp đơn vị hành chính, xã mới sẽ có quy mô lớn hơn, qua đó mở rộng được không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, lợi thế về quy mô, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển và thực hiện chính an sinh xã hội; các địa phương có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy, cùng phát triển.

3. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:

Theo Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội :

a) Các đơn vị hành chính cấp xã sau đây thuộc diện sắp xếp:

- Đối với xã miền núi: Có quy mô dân số dưới 5.000 người hoặc diện tích tự nhiên dưới 50 km2.

- Đối với xã đồng bằng: Có quy mô dân số dưới 8.000 người và diên tích tự nhiên dưới 30 km2.

- Đối với thị trấn: Có quy mô dân số dưới 8.000 người và diện tích tự nhiên dưới 14 km2.

b) Đối với xã sau sắp xếp phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Xã miền núi hình thành sau sắp xếp đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn diện tích và từ 100% trở lên tiêu chuẩn dân số (tức diện tích 100 km2 và dân số 5.000 người).

- Xã đồng bằng hình thành sau sắp xếp đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn dân số và 100% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên (tức dân số 16.000 người và diện tích tự nhiên 30 km2).

- Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn nêu trên (diện tích, dân số).

(Theo quy định thì 30/30 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đều thuộc diện sắp xếp).

 Trên cơ sở nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Thọ Xuân đã xây dựng phương án nhập 30 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 08 xã mới. Việc xây dựng phương án được bám sát theo các quy định của cấp có thẩm quyền. Lấy các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị đã và đang xây dựng hoặc trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm “hạt nhân” để sắp xếp các xã, phường bảo đảm môi trường, không gian phát triển thuận lợi; hình thành các xã, phường trọng điểm về công nghiệp, du lịch, dịch vụ, văn hóa của tỉnh (Công điện 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Đồng thời trong quá trình xây dựng Phương án cũng căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử hình thành, văn hóa xã hội của từng địa phương với mục đích để sau khi sắp xếp, cơ bản các xã mới có sự tương đồng về văn hóa, lịch sử hình thành, phong tục, tập quán; mở rộng được không gian phát triển, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tập trung được nguồn lực, hỗ trợ nhau để thúc đẩy cùng phát triển. Sau sáp nhập hầu hết các xã cơ bản có diện tích, dân số khá tương đồng; trên địa bàn mỗi xã đều có khu công nghiệp, cụm Công nghiệp, các di tích lịch sử, văn hóa, khu đô thị tiềm năng và giá trị. Đây là những điều kiện thuận lợi để các xã mới (sau sắp xếp) phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển và thực hiện chính sách an sinh xã hội sau này.

Về việc đặt tên xã mới: Được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy tại Công văn số 2188-CV/TU ngày 19/4/2025, theo đó việc đặt tên xã mới được bám sát theo các nguyên tắc tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Việc đặt tên cho đơn vị hành chính (ĐVHC) sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.

- Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.

- Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

- Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về việc lựa chọn nơi đặt trụ sở mới: được xác định theo các tiêu chí như:  giao thông thuận lợi cho người dân tham gia các hoạt động hành chính; khoảng cách địa lý từ trụ sở đến các cụm dân cư trên địa bàn không quá xa; thuận lợi về; có thể đầu tư, nâng cấp, tăng công năng sử dụng cho xã mới sau này; trung tâm hành chính tạo được động lực, sức lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt, trụ sở được bố trí như trong phương án.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của UBND tỉnh: sẽ tiến hành nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số 05 xã: Thọ Lộc, Xuân Phong, Nam Giang, Bắc Lương, Tây Hồ để thành lập xã Thọ Long. Sau khi sáp nhập, xã Thọ Long  có diện tích tự nhiên 22,13 km2, dân số 31.101 người.

Tên gọi xã mới: Xã Thọ Long;

Nơi đặtTrụ sở xã mới: Tại Công sở xã Nam Giang hiện nay; nơi làm việc tăng cường cho trụ sở: Đặt tại Công sở xã Bắc Lương hiện nay.

- Các xã có sự tương đồng về lịch sử hình thành và phát triển, về văn hóa, phong tục, tập quán. Sau cách mạng tháng tám  năm 1945, các xã Tây Hồ, Nam Giang, Bắc Lương từng thuộc xã Thọ Long trước đây; một số làng của xã Thọ Lộc, Xuân Phong từng thuộc xã Nam Giang;

- Trình độ phát triển kinh tế phù hợp; hệ thống giao thông thuận lợi; trên địa bàn có Cụm Công nghiệp Neo (Nam Giang); Điện Càn Long (di tích cấp tỉnh), nơi thờ vua Lê Thần Tông, vua Lê Huyền Tông và kính phi Phạm Thị Ngọc Hậu (bà kính phi là vợ vua Lê Thần Tông, mẹ vua Lê Huyền Tông).

4. Về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến

- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.

- Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.

- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay (trừ trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri).

- Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.

Về việc lấy ý kiến nhân dân sáp nhập xã

Đăng lúc: 21/04/2025 09:37:11 (GMT+7)

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính

cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân

(thành lập xã Thọ Long)

 
 

 


Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, với tinh thần khẩn trương “vừa chạy vừa xếp hàng”, để công tác này được thực hiện thống nhất, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo, tiến độ của Trung ương, của tỉnh và nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trên địa bàn, đề nghị các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương, trách nhiệm, nắm vững một số nội dung chủ yếu sau:

1. Về chủ trương và các quy định có liên quan việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

- Để thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tại Hội nghị lần thứ 11, ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII có Nghị quyết số 60-NQ/TW. Trước đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp;

- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025; Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 về việc ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Công điện số 17-CĐ/TU ngày 17/4/2025 về nguyên tắc rà soát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 2188-CV/TU ngày 19/4/2025 về việc lãnh đạo, chỉ đạo đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau xếp. Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 140/UBND-THĐT ngày 14/4/2025 về việc dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã mới thuộc tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 16/4/2025 về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 5316/UBND-THĐT ngày 20/4/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa; Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 18/4/2025 để tổ chức thực hiện.

2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sắp xếp đơn vị hành chính

Hiện nay số lượng đơn vị hành chính nhiều, quy mô đơn vị hành chính nhỏ, gây khó khăn, phân tán nguồn lực đầu tư phát triển; tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương lớn, ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc tăng. Vì vậy, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là cần thiết, góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị. Sau khi sắp đơn vị hành chính, xã mới sẽ có quy mô lớn hơn, qua đó mở rộng được không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, lợi thế về quy mô, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển và thực hiện chính an sinh xã hội; các địa phương có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy, cùng phát triển.

3. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:

Theo Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội :

a) Các đơn vị hành chính cấp xã sau đây thuộc diện sắp xếp:

- Đối với xã miền núi: Có quy mô dân số dưới 5.000 người hoặc diện tích tự nhiên dưới 50 km2.

- Đối với xã đồng bằng: Có quy mô dân số dưới 8.000 người và diên tích tự nhiên dưới 30 km2.

- Đối với thị trấn: Có quy mô dân số dưới 8.000 người và diện tích tự nhiên dưới 14 km2.

b) Đối với xã sau sắp xếp phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Xã miền núi hình thành sau sắp xếp đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn diện tích và từ 100% trở lên tiêu chuẩn dân số (tức diện tích 100 km2 và dân số 5.000 người).

- Xã đồng bằng hình thành sau sắp xếp đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn dân số và 100% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên (tức dân số 16.000 người và diện tích tự nhiên 30 km2).

- Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn nêu trên (diện tích, dân số).

(Theo quy định thì 30/30 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đều thuộc diện sắp xếp).

 Trên cơ sở nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Thọ Xuân đã xây dựng phương án nhập 30 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 08 xã mới. Việc xây dựng phương án được bám sát theo các quy định của cấp có thẩm quyền. Lấy các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị đã và đang xây dựng hoặc trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm “hạt nhân” để sắp xếp các xã, phường bảo đảm môi trường, không gian phát triển thuận lợi; hình thành các xã, phường trọng điểm về công nghiệp, du lịch, dịch vụ, văn hóa của tỉnh (Công điện 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Đồng thời trong quá trình xây dựng Phương án cũng căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử hình thành, văn hóa xã hội của từng địa phương với mục đích để sau khi sắp xếp, cơ bản các xã mới có sự tương đồng về văn hóa, lịch sử hình thành, phong tục, tập quán; mở rộng được không gian phát triển, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tập trung được nguồn lực, hỗ trợ nhau để thúc đẩy cùng phát triển. Sau sáp nhập hầu hết các xã cơ bản có diện tích, dân số khá tương đồng; trên địa bàn mỗi xã đều có khu công nghiệp, cụm Công nghiệp, các di tích lịch sử, văn hóa, khu đô thị tiềm năng và giá trị. Đây là những điều kiện thuận lợi để các xã mới (sau sắp xếp) phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển và thực hiện chính sách an sinh xã hội sau này.

Về việc đặt tên xã mới: Được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy tại Công văn số 2188-CV/TU ngày 19/4/2025, theo đó việc đặt tên xã mới được bám sát theo các nguyên tắc tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Việc đặt tên cho đơn vị hành chính (ĐVHC) sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.

- Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.

- Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

- Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về việc lựa chọn nơi đặt trụ sở mới: được xác định theo các tiêu chí như:  giao thông thuận lợi cho người dân tham gia các hoạt động hành chính; khoảng cách địa lý từ trụ sở đến các cụm dân cư trên địa bàn không quá xa; thuận lợi về; có thể đầu tư, nâng cấp, tăng công năng sử dụng cho xã mới sau này; trung tâm hành chính tạo được động lực, sức lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt, trụ sở được bố trí như trong phương án.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của UBND tỉnh: sẽ tiến hành nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số 05 xã: Thọ Lộc, Xuân Phong, Nam Giang, Bắc Lương, Tây Hồ để thành lập xã Thọ Long. Sau khi sáp nhập, xã Thọ Long  có diện tích tự nhiên 22,13 km2, dân số 31.101 người.

Tên gọi xã mới: Xã Thọ Long;

Nơi đặtTrụ sở xã mới: Tại Công sở xã Nam Giang hiện nay; nơi làm việc tăng cường cho trụ sở: Đặt tại Công sở xã Bắc Lương hiện nay.

- Các xã có sự tương đồng về lịch sử hình thành và phát triển, về văn hóa, phong tục, tập quán. Sau cách mạng tháng tám  năm 1945, các xã Tây Hồ, Nam Giang, Bắc Lương từng thuộc xã Thọ Long trước đây; một số làng của xã Thọ Lộc, Xuân Phong từng thuộc xã Nam Giang;

- Trình độ phát triển kinh tế phù hợp; hệ thống giao thông thuận lợi; trên địa bàn có Cụm Công nghiệp Neo (Nam Giang); Điện Càn Long (di tích cấp tỉnh), nơi thờ vua Lê Thần Tông, vua Lê Huyền Tông và kính phi Phạm Thị Ngọc Hậu (bà kính phi là vợ vua Lê Thần Tông, mẹ vua Lê Huyền Tông).

4. Về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến

- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.

- Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.

- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay (trừ trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri).

- Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND xã Xuân Phong, Thôn 2, Xã Xuân Phong, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373561568
Email: ledungxp1983@gmail.com