Tăng cường đợt cao điểm phòng trừ sâu bệnh trên lúa mùa năm 2017
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nắng nóng kéo dài do vậy trên các trà lúa mùa đã xuất hiện các loại sâu bệnh, đặc biệt là sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, vàng lá sinh lý đã phát sinh và gây hại ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nắng nóng kéo dài do vậy trên các trà lúa mùa đã xuất hiện các loại sâu bệnh, đặc biệt là sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, vàng lá sinh lý đã phát sinh và gây hại ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Trước tình hình trên, để chủ động phòng trừ, ứng phó với diễn biến của sâu bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. BCĐ sản xuất xã thường xuyên thăm đồng, kiểm tra thực tế, thông báo, hướng dẫn cụ thể cho nông dân các biện pháp phòng trừ triệt để các loại sâu bệnh, không để lây lan ra diện rộng.
1. Đối với sâu cuốn lá: Theo dự báo lứa sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 nếu không chỉ đạo phun trừ quyết liệt sẽ ảnh hưởng đến bộ lá công năng ( lá đòng), làm giảm năng suất lúa. Phun thuốc trừ sâu vào giai đoạn trứng sâu nở rộ đến sâu non tuổi 1-2 là tốt nhất, thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất khi sâu non nở rộ từ ngày 08/8 – 20/8.
Thường thì việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ của nông dân hiệu quả không cao do phun trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã vào tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu. Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hiệu quả nhất thì bà con cần phải xác định đúng thời điểm sâu tuổi 1-2. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ kéo dài trong khoảng từ 25-30 ngày. Sau khi thấy bướm sâu cuốn lá nhỏ ra rộ thì sau khoảng 4-7 ngày sau là thời điểm xử lý thuốc để phòng trừ là thích hợp nhất.
Những diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 50 con/ m2 trở lên dùng 1 trong các loại thuốc sau để phun trừ: Regent 800WG, Dibada 95WG, Virtako 40 WG, Director 70EC …Pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày).
Cho thêm gói bám dính vào thuốc trừ sâu, làm thuốc bám vào thân, lá lúa, trứng sâu và cơ thể sâu non nhiều hơn, tăng 20% hiệu quả phòng trừ. Dùng bình bơm có “ béc” tia nhỏ để phun trừ.
2. Đối với bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá lúa :
Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá và chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân phiến lá, đầu lá có màu nâu đỏ, bệnh nặng cả ruộng lúa thường có màu vàng rực.
Thường xuyên thăm đồng, theo dõi và phát hiện bệnh sớm, dự báo chính xác để kịp thời xử lý, không phun trừ tràn làn và nâng cao hiệu quả trồng lúa.
Những diện tích bị nhiễm bệnh ngừng bón đạm hay phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng, tăng cường bón phân kali. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: RORAI 21WP, Lobo 8 WP, Diboxylin 2L, Apolis 20WP, Totan 40 WP, Totan 40WP… Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
3. Rầy nâu, rầy lưng trắng
Hiện nay, rầy lứa 5 tuổi 1,2 đang phát sinh với mật độ trung bình 85-90con/m2, nơi cao 450 con/m2, cá biệt có nơi 700 con/m2; dự báo khả năng rầy lứa 6 sẽ gia tăng mật độ và gây hại trên các giống nhiễm rầy, diện tích không chủ động nước.
Trên những diện tích có mật độ rầy trên 750 con/m2, khuyến cáo nhân dân phòng trừ, cụ thể như sau:
Trên diện tích ôm đòng đến trỗ: Sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn như: Chess 50 WP, Chattot 600 WP, Dipluen 25 WP… để kéo dài hiệu lực trừ rầy và không phải rẽ lúa khi phun thuốc.
Trên diện tích lúa đã trỗ: sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50ND, Victory 585SE, Penalty Gold 50 EC, Acdinosin 50 WP( vua rầy)… khi phun thuôc nhất thiết phải rẽ hàng từ 0,8 -1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú.
4. Sâu đục thân:
Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ: Giai đoạn đẻ nhánh: 0.5 ổ trứng/m2; Đòng già – bắt đầu trỗ: 0,3 -0,5 ổ trứng/m2; Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ sâu đục thân Virtako 40WG, Vitashield Gold 600EC… Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 5 ngày).
5. Bệnh khô vằn
Giai đoạn làm đòng - trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
Khi bệnh xuất hiện: Dùng 1 trong các loại thuốc sau để phun: Vida 5WP, Valydacin 2L, Tung vil 5 SC… Lưu ý phải phun theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh chỉ hiệu quả khi bệnh mới phát sinh ở những bẹ lá già và thuốc hoá học phải được phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây.
*. Đây là giai đoạn lúa mùa đứng cái, trổ bông, là thời điểm quyết định đến năng suất. Do vậy UBND xã đã chỉ đạo Ban chỉ đạo sản xuất tăng cường các biện pháp nhằm giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Giao cán bộ chỉ đạo, BCH các thôn thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh, hướng dẫn người dân phun trừ kịp thời đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách nhăm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Huyện ủy Thọ Xuân: Thông qua Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và triển khai Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
21/04/2025 09:37:15 -
Đặc sắc Lễ hội đền thờ Lê Hoàn
04/04/2025 15:24:15 -
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
01/04/2025 14:30:28 -
Các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Thọ Xuân tích cực chuẩn bị cho Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2025
01/04/2025 14:30:24
Tăng cường đợt cao điểm phòng trừ sâu bệnh trên lúa mùa năm 2017
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nắng nóng kéo dài do vậy trên các trà lúa mùa đã xuất hiện các loại sâu bệnh, đặc biệt là sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, vàng lá sinh lý đã phát sinh và gây hại ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nắng nóng kéo dài do vậy trên các trà lúa mùa đã xuất hiện các loại sâu bệnh, đặc biệt là sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, vàng lá sinh lý đã phát sinh và gây hại ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Trước tình hình trên, để chủ động phòng trừ, ứng phó với diễn biến của sâu bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. BCĐ sản xuất xã thường xuyên thăm đồng, kiểm tra thực tế, thông báo, hướng dẫn cụ thể cho nông dân các biện pháp phòng trừ triệt để các loại sâu bệnh, không để lây lan ra diện rộng.
1. Đối với sâu cuốn lá: Theo dự báo lứa sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 nếu không chỉ đạo phun trừ quyết liệt sẽ ảnh hưởng đến bộ lá công năng ( lá đòng), làm giảm năng suất lúa. Phun thuốc trừ sâu vào giai đoạn trứng sâu nở rộ đến sâu non tuổi 1-2 là tốt nhất, thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất khi sâu non nở rộ từ ngày 08/8 – 20/8.
Thường thì việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ của nông dân hiệu quả không cao do phun trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã vào tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu. Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hiệu quả nhất thì bà con cần phải xác định đúng thời điểm sâu tuổi 1-2. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ kéo dài trong khoảng từ 25-30 ngày. Sau khi thấy bướm sâu cuốn lá nhỏ ra rộ thì sau khoảng 4-7 ngày sau là thời điểm xử lý thuốc để phòng trừ là thích hợp nhất.
Những diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 50 con/ m2 trở lên dùng 1 trong các loại thuốc sau để phun trừ: Regent 800WG, Dibada 95WG, Virtako 40 WG, Director 70EC …Pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày).
Cho thêm gói bám dính vào thuốc trừ sâu, làm thuốc bám vào thân, lá lúa, trứng sâu và cơ thể sâu non nhiều hơn, tăng 20% hiệu quả phòng trừ. Dùng bình bơm có “ béc” tia nhỏ để phun trừ.
2. Đối với bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá lúa :
Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá và chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân phiến lá, đầu lá có màu nâu đỏ, bệnh nặng cả ruộng lúa thường có màu vàng rực.
Thường xuyên thăm đồng, theo dõi và phát hiện bệnh sớm, dự báo chính xác để kịp thời xử lý, không phun trừ tràn làn và nâng cao hiệu quả trồng lúa.
Những diện tích bị nhiễm bệnh ngừng bón đạm hay phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng, tăng cường bón phân kali. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: RORAI 21WP, Lobo 8 WP, Diboxylin 2L, Apolis 20WP, Totan 40 WP, Totan 40WP… Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
3. Rầy nâu, rầy lưng trắng
Hiện nay, rầy lứa 5 tuổi 1,2 đang phát sinh với mật độ trung bình 85-90con/m2, nơi cao 450 con/m2, cá biệt có nơi 700 con/m2; dự báo khả năng rầy lứa 6 sẽ gia tăng mật độ và gây hại trên các giống nhiễm rầy, diện tích không chủ động nước.
Trên những diện tích có mật độ rầy trên 750 con/m2, khuyến cáo nhân dân phòng trừ, cụ thể như sau:
Trên diện tích ôm đòng đến trỗ: Sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn như: Chess 50 WP, Chattot 600 WP, Dipluen 25 WP… để kéo dài hiệu lực trừ rầy và không phải rẽ lúa khi phun thuốc.
Trên diện tích lúa đã trỗ: sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50ND, Victory 585SE, Penalty Gold 50 EC, Acdinosin 50 WP( vua rầy)… khi phun thuôc nhất thiết phải rẽ hàng từ 0,8 -1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú.
4. Sâu đục thân:
Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ: Giai đoạn đẻ nhánh: 0.5 ổ trứng/m2; Đòng già – bắt đầu trỗ: 0,3 -0,5 ổ trứng/m2; Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ sâu đục thân Virtako 40WG, Vitashield Gold 600EC… Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kép 2 lần ( lần 2 cách lần 1 5 ngày).
5. Bệnh khô vằn
Giai đoạn làm đòng - trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
Khi bệnh xuất hiện: Dùng 1 trong các loại thuốc sau để phun: Vida 5WP, Valydacin 2L, Tung vil 5 SC… Lưu ý phải phun theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh chỉ hiệu quả khi bệnh mới phát sinh ở những bẹ lá già và thuốc hoá học phải được phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây.
*. Đây là giai đoạn lúa mùa đứng cái, trổ bông, là thời điểm quyết định đến năng suất. Do vậy UBND xã đã chỉ đạo Ban chỉ đạo sản xuất tăng cường các biện pháp nhằm giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Giao cán bộ chỉ đạo, BCH các thôn thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh, hướng dẫn người dân phun trừ kịp thời đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách nhăm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373561568
Email: ledungxp1983@gmail.com