Một số quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng và quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng liên quan đến người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
Thưa toàn thể nhân dân!
Trong những năm vừa qua, cấp uỷ, chính quyền xã nhà luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức về chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Có được thành tích này là do đại bộ phận thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, hằng năm vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các quy định liên quan, nên đã vi phạm các quy định về quốc phòng, quân sự, dẫn đến những hệ luỵ không đáng có.
Để giúp thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về các quy định này, từ đó chấp hành nghiêm lệnh khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã thông tin một số quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng và quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng liên quan đến người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:
Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, ngày 06/6/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đối với người không đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, như sau:
* Đối với vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), xử phạt vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các trường hợp:
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;
+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
* Đối với việc vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh Luật Nghĩa vụ quân sự, thì Luật Cư trú cũng có một số quy định liên quan đến thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:
1. Điểm c, khoản 1, Điều 31 Luật Cư trú quy định: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi phạm vị đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú 03 tháng liên tục trở lên thì phải đăng ký tạm vắng.
Điểm b, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nêu rõ: Nếu công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng trở lên liên tục mà không đăng ký tạm vắng thì bị xử phạt từ 500.000đ đến 1.000.000đ.
2. Điểm d, khoản 4, Điều 24, Luật Cư trú năm 2020 quy định: Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng thì sẽ bị xoá đăng ký thường trú.
| TM. HỘI ĐỒNG NVQS XÃ CHỦ TỊCH UBND XÃ ( Đã ký)
|
Tin cùng chuyên mục
-
Về việc lấy ý kiến nhân dân sáp nhập xã
21/04/2025 09:37:11 -
An toàn thông tin mạng là gì? Cách để đảm bảo an toàn thông tin
01/04/2025 14:42:09 -
Cảnh báo thủ đoạn giả là thám tử nhắn tin đe dọa tống tiền
01/04/2025 14:42:05 -
BẢO VỆ NGƯỜI CAO TUỔI TRƯỚC CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN INTERNET
05/02/2025 09:06:09
Một số quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng và quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng liên quan đến người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
Thưa toàn thể nhân dân!
Trong những năm vừa qua, cấp uỷ, chính quyền xã nhà luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức về chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Có được thành tích này là do đại bộ phận thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, hằng năm vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các quy định liên quan, nên đã vi phạm các quy định về quốc phòng, quân sự, dẫn đến những hệ luỵ không đáng có.
Để giúp thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về các quy định này, từ đó chấp hành nghiêm lệnh khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã thông tin một số quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng và quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng liên quan đến người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:
Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, ngày 06/6/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đối với người không đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, như sau:
* Đối với vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), xử phạt vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các trường hợp:
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;
+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
* Đối với việc vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh Luật Nghĩa vụ quân sự, thì Luật Cư trú cũng có một số quy định liên quan đến thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:
1. Điểm c, khoản 1, Điều 31 Luật Cư trú quy định: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi phạm vị đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú 03 tháng liên tục trở lên thì phải đăng ký tạm vắng.
Điểm b, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nêu rõ: Nếu công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng trở lên liên tục mà không đăng ký tạm vắng thì bị xử phạt từ 500.000đ đến 1.000.000đ.
2. Điểm d, khoản 4, Điều 24, Luật Cư trú năm 2020 quy định: Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng thì sẽ bị xoá đăng ký thường trú.
| TM. HỘI ĐỒNG NVQS XÃ CHỦ TỊCH UBND XÃ ( Đã ký)
|

Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373561568
Email: ledungxp1983@gmail.com